Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh An Giang vừa nghiệm thu
Dự án “Xây dựng mô hình phát triển cây chùm ngây vùng Bảy Núi”, do thạc
sĩ Trần Văn Mì (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri
Tôn) chủ trì và Trung tâm Sâm và Dược liệu-Viện Dược liệu (Bộ Y tế)
chuyển giao công nghệ.
Dự án trồng cây chùm ngây được triển khai từ tháng 4-/2010 với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, tại 3 mô hình, trồng thí điểm ở khu vực núi Dài và núi Cô Tô.
Nguồn dược liệu quý
Theo kết quả nghiên cứu do Bộ Y tế công
bố, cây chùm ngây (tên khoa học là Moringa Oleifera) chứa lượng vitamin A
gấp 4 lần so với cà rốt, calcium gấp 4 lần sữa, chất sắt gấp 3 lần so
với cải bó xôi, lượng vitamin C gấp 7 lần so với cam, kali gấp 3 lần
chuối và chất đạm nhiều gấp 2 lần sữa chua.
Đặc biệt là lá chùm ngây rất giàu dinh
dưỡng dành cho bà mẹ thiếu sữa và trẻ em suy dinh dưỡng. Hiện loại cây
này đang được nhiều quốc gia trồng và sử dụng trong công nghệ dược phẩm,
mỹ phẩm, nước giải khát dinh dưỡng và thực phẩm chức năng, trong đó có
Việt Nam.
Tại hội thảo quốc tế về cây chùm ngây do
trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh tổ chức cuối năm 2012, các nhà
khoa học, chuyên gia về dinh dưỡng học, dược học đều khẳng định, giá trị
dinh dưỡng của lá cây chùm ngây rất cao rất có lợi cho con người.
Hơn nữa rễ cây chùm ngây còn có khả năng
trị được bệnh ung thư ở người và đề nghị các công ty dược và các nhà
dinh dưỡng học tiếp tục nghiên cứu, sớm ra đời các sản phẩm thông dụng
từ cây chùm ngây.
Theo điều tra sơ bộ của Phòng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tri Ôn – An Giang thì hiện nay trên
các núi thuộc quần thể Thất Sơn có khoảng 20 cây chùm ngây cổ thụ và
khoảng vài héc-ta cây chùm ngây còn nhỏ.
Nhằm vào lợi thế sẵn có và lợi ích của
cây chùm ngây này mà tình trạng khai thác dược liệu ở đây diễn ra phức
tạp. Không chỉ người dân ở trong vùng mà nhiều người dân ở nơi khác cũng
đến khai thác bữa bãi dẫn đến dược nguồn liệu của vùng Bảy Núi đang
đứng trước nguy cơ bị tận diệt nếu không có sự quản lý hợp lý.
Được biết, hiện cũng đã có nhiều đơn vị xin đầu tư trồng và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu vùng Bảy Núi tại UBND huyện Tri Ôn.
“Trên cơ sở có được về đất đai, điều kiện tự nhiên và có một số công ty tham gia chúng tôi đã đề xuất với Bộ KH&CN thực hiện Dự án với mục tiêu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bảy Núi, tạo vùng nguyên liệu chuyên canh cây dược liệu góp phần phát triển nông nghiệp và du lịch tại địa phương”, Thạc sĩ Ngô Thành Hoàng, thành viên dự án cho biết.
“Trên cơ sở có được về đất đai, điều kiện tự nhiên và có một số công ty tham gia chúng tôi đã đề xuất với Bộ KH&CN thực hiện Dự án với mục tiêu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bảy Núi, tạo vùng nguyên liệu chuyên canh cây dược liệu góp phần phát triển nông nghiệp và du lịch tại địa phương”, Thạc sĩ Ngô Thành Hoàng, thành viên dự án cho biết.
Tạo thu nhập ổn định cho người dân
Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình trồng
và sưu tầm nguồn giống cây chùm ngây đã được triển khai trên diện tích 3
héc-ta tại 3 hộ dân: Dương Hữu Nhơn, xã Châu Lăng (núi Cấm); Danh Lũy,
thị trấn Tri Tôn (núi Tà Pạ, Cô Tô); Nguyễn Văn Dân, xã Châu Lăng (núi
Nam Quy).
Xây dựng vườn ươm trong nhà lưới 1.000m2
và ngoài trời 2.000m2 và đã cung cấp 100.000 cây giống cho 20 nông dân
trong huyện. Đồng thời còn cung cấp 20kg hạt giống và cây giống cho một
số hộ ngoài tỉnh: Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang...
Ngoài ra, tập huấn và chuyển giao các
quy trình nhân giống, sản xuất, thu hoạch và sơ chế dược liệu cho 200
nông dân; thành lập các tổ liên kết sản xuất, ký hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm, quy hoạch vùng sản xuất và nguồn vốn hỗ trợ cho các hộ nông dân ở
vùng Bảy Núi.
Với 3 mô hình này nếu được chăm sóc và
tiêu thụ tốt thì 3 dự án sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể sẽ thu tới
187.500.000 đồng/3 mô hình/tháng. Nếu tính trừ chi phí, lợi nhuận ròng
ít nhất tại 1 mô hình tham gia trồng cây chùm ngây trong các tháng mùa
mưa là 18.000.000 đồng/ha/tháng, như vậy người nông dân sẽ có thu nhập
ổn định.
Bên cạnh đó, với phương pháp thu hoạch
rễ bền vững bán làm thuốc chữa bệnh ung bướu như hiện nay thì người nông
dân chắc chắn sẽ có thêm thu nhập ổn định quanh năm.
Với việc triển khai thành công này, dự án đã tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân vùng Bảy Núi, góp phần bảo tồn được cây dược liệu quý.
Với việc triển khai thành công này, dự án đã tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người nông dân vùng Bảy Núi, góp phần bảo tồn được cây dược liệu quý.
Ngoài ra, dự án góp phần cải thiện môi
trường do nông dân trồng xen canh với cây lâm nghiệp. Khi chăm sóc cho
cây chùm ngây, cây ăn quả và cây lâm nghiệp khác cũng được chăm sóc và
giữ gìn. Hơn nữa cây chùm ngây cũng không chiếm diện tích trồng của các
loại cây trồng khác.
Thạc sĩ Trần Văn Mì chia sẻ, vấn đề khó khăn nhất làm cản trở khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình phát triển cây chùm ngây là vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Thạc sĩ Trần Văn Mì chia sẻ, vấn đề khó khăn nhất làm cản trở khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình phát triển cây chùm ngây là vấn đề tiêu thụ sản phẩm.
Cụ thể, tình hình tiêu thụ lá chùm ngây
hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về bảo quản lá tươi lúc vận chuyển, tình
trạng khan hiếm lá vào mùa khô và do người sử dụng chưa biết nhiều nên
các năm qua còn hạn chế. Trong khi các công ty xin đầu tư trồng và
tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu này vẫn chưa cho ra đời các sản phẩm
dược từ cây chùm ngây như các loại cây khác dưới dạng viên nhộng, thuốc
gói dạng bột,…
Để triển khai việc nhân rộng mô hình nói trên, hiện phòng NN&PTNN huyện Tri Ôn đang tiếp tục xây dựng mô hình điểm tại các xã miền núi còn lại của hai huyện Tri Ôn và Trịnh Biên và xây dựng các tổ chức liên kết sản xuất; Tăng cường mời gọi các doanh nghiệp, tham gia đầu tư và thu mua sản phẩm.
“Phong trào trồng chùm ngây đang phát triển mạnh, hứa hẹn triển vọng cho người dân nghèo Bảy Núi. Vấn đề là cần quy hoạch và sự phối hợp tốt của chính quyền, nhà khoa học và các công ty giúp người dân phát triển cây chùm ngây bền vững để xóa nghèo”, nhóm dự án chia sẻ.
Theo Internet